phòng bệnh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Các cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất cho trẻ

Trẻ em là độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển. Cơ thể và sức khỏe của chúng chưa được hoàn thiện toàn diện nên dễ bị bệnh. Các bệnh thường gặp ở trẻ như là bệnh cảm cúm, ho, sốt,… việc bị bệnh này còn làm cho sức khỏe của trẻ giảm đi. Vậy cha mẹ nên làm những gì để giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ? Đó là vấn đề mà cha mẹ cần phải biết để có thể giải quyết một cách nhanh chóng. Hiện nay, căn bệnh là trẻ thường mắc phải chính là bệnh tay chân miệng. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Cách phòng ngừa bệnh này ra sao? Dưới đây là mọi thông tin mà bạn cần về bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 6 người tử vong. Các ca tử vong này đều tập trung tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. Tại các tỉnh và khu vực phía Nam như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Ninh Thuận… số ca mắc bệnh tay chân miệng có sự gia tăng đột biến, chiếm tỷ lệ khoảng 50% so với các tháng trước đó. Tại TP. HCM, mỗi tuần có hơn 300 trẻ phải nhập viện do nhiễm phải virus này. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh có khoảng 90% là trẻ em dưới 3 tuổi.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất

Từ đầu năm 2019 đến nay, số ca bệnh mỗi tuần dao động từ 120 đến 250 ca và đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Ngày 14/7, Bộ Y tế cũng cho biết, theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến giữa tháng nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong. So với cùng kỳ năm 2019, số mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%. Tuy nhiên, ở một số tỉnh tỉ lệ mắc bệnh vẫn tăng cao.

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh như thế nào?

Tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc bệnh. Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có các bóng nước ở miệng, cổ họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh hậu môn, mông, đầu gối… Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thực tế, trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm. Đặc biệt vào mùa mưa – đây là thời điểm bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh, người chăm sóc trẻ bị bệnh, tiếp xúc với virus dính ở đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang… Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, bé có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu của căn bệnh

Khoảng thời gian ủ bệnh của virus tay chân miệng ở trẻ là từ 3 – 6 ngày. Nếu bé mắc bệnh này thì sốt (dao động từ 38 – 39°C) thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, tiếp theo là đau họng, bỏ bú (đối với trẻ bú mẹ hay bú bình), chán ăn và tỏ ra bứt rứt khó chịu… Thông thường 1 – 2 ngày sau khi sốt, miệng và họng bé sẽ xuất hiện các bóng nước. Khoảng 1 – 2 ngày sau, các bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc quanh hậu môn, đùi, đầu gối…

Các mụn bóng nước là những nốt ban trông giống như vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ, phẳng

Ban đầu, các mụn bóng nước là những nốt ban trông giống như vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ, phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước, chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau, gây nguy cơ bội nhiễm. Các bóng nước thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Lưu ý: Đôi khi, tình trạng lở loét trong miệng, họng có thể do bé bị nhiễm virus herpangina. Đây là loại virus gây ra bệnh viêm họng mụn nước ở trẻ. Nếu mắc bệnh này, bé hiếm khi bị lở loét ở bàn tay, bàn chân hay các bộ phận khác của cơ thể mà sẽ sốt cao đột ngột và trong một vài trường hợp, trẻ sẽ bị co giật. Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sau. Nếu nhận thấy bé có 1 trong 3 dấu hiệu sau, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Đây là những cảnh báo bệnh tay chân miệng đang diễn biến nặng. Cụ thể bao gồm:

Trẻ thường quấy khóc cả ngày

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bé có thể quấy khóc trong khoảng 15 – 20 phút rồi ngủ giấc ngắn, sau đó lại tiếp tục quấy khóc. Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất có thể do bé đã bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Do đó, tình trạng quấy khóc kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không phải do bé bị đau ở miệng.

Trẻ bị sốt liên tục và không có biểu hiện hạ sốt

Trẻ sốt cao từ 39°C và kéo dài trên 48 giờ dù được cho dùng thuốc paracetamol để hạ sốt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm rất mạnh đang diễn ra trong cơ thể bé và gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ phải cho dùng thuốc hạ sốt có ibuprofen.

Thường bị giật mình

Trẻ thường có tình trạng bị giật mình là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Đây là biểu hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã bị nhiễm độc thần kinh. Bạn cần theo dõi và ghi chép lại tần suất giật mình của trẻ xem có gia tăng theo thời gian hay không.

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh do virus coxsackie A16 và virus entero 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa, lây lan từ người bệnh sang người lành. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này, song nhiều người nhiễm virus nhưng không có biểu hiện của bệnh.  Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác. Từ việc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt. 

Các nguồn trực tiếp lây bệnh bao gồm:

– Dịch tiết mũi, họng.

– Nước bọt khi người bệnh ho hay hắt hơi.

– Chất lỏng từ mụn nước.

– Phân, chất thải từ cơ thể.

– Đồ dùng cá nhân có chứa virus: khăn mặt, quần áo, ba lô, túi xách…

– Các bề mặt nhiễm virus gây bệnh như bàn ghế, tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang, đồ chơi, sàn nhà…

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em được bác sĩ chuẩn đoán như thế nào?

Sự xuất hiện của bóng nước hay tình trạng phát ban hoặc lở loét.

Qua việc thăm khám thường quy, bác sĩ sẽ xác định trẻ bị bệnh tay chân miệng hay mắc một chứng bệnh khác bằng cách đánh giá:

– Độ tuổi của trẻ mắc bệnh.

– Các dấu hiệu tay chân miệng điển hình.

– Sự xuất hiện của bóng nước hay tình trạng phát ban hoặc lở loét.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu dịch từ miệng hay họng của bé hoặc mẫu phân của bé và tiến hành xét nghiệm nhằm xác định virus gây bệnh.

Các biến chứng thường gặp ở bệnh

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Biểu hiện của tình trạng này là da khô, môi khô, giảm cân, có dấu hiệu suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ. Nguyên do là bệnh có thể gây đau ở miệng và cổ họng khiến trẻ khó nuốt, sinh ra lười ăn uống. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng, bé được uống nước đầy đủ. Nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy ra, bé có thể cần truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh tay chân miệng thường là một căn bệnh phổ biến tương đối nhẹ. Song không hiếm trường hợp, tình trạng bệnh của trẻ trở nặng, gây ra các biến chứng như: Bội nhiễm, tiêu chảy, suy hô hấp, tim mạch, viêm não, viêm màng não… thậm chí là tử vong.

– Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não nếu virus xâm nhập vào màng não hoặc dịch não tủy.

– Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra, là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí là tử vong. Tin vui là tình trạng viêm não là một biến chứng hiếm gặp khi trẻ bị bệnh tay chân miệng.

– Bội nhiễm: Các bóng nước có thể bị vỡ và nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương gây nguy hiểm cho trẻ. Các bóng nước trong miệng vỡ ra khiến trẻ bị xót. Sau đó, đau rát dẫn tới bỏ ăn, uống khiến cơ thể bị suy nhược.

Các cách điều trị bệnh hiệu quả

Dùng thuốc giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Việc điều trị chủ yếu là tập trung giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Thuốc gây tê tại chỗ có thể giúp bé giảm đau miệng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin…) nhằm giúp giảm bớt sự khó chịu.

Cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe

Nên cho trẻ ăn kem, sinh tố, trái cây mềm ướp lạnh

Do đó, phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng tốt nhất là chăm sóc sức khỏe trẻ thật tốt. Có một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng lên các vết loét trong miệng hoặc cổ họng của trẻ. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau nhằm giảm bớt triệu chứng đau rát, khó chịu của trẻ:

– Cho trẻ ăn kem, sinh tố, trái cây mềm ướp lạnh

– Uống đồ lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước ướp lạnh

– Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda

– Tránh thức ăn mặn, cay, chua hay nóng

–  Ăn thức ăn lỏng, mềm (những thức ăn không đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều

– Nếu trẻ lớn và biết súc miệng, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể dùng gạc rơ miệng và làm vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ. Điều này khiến các vết loét ở miệng bớt đau, giảm phản ứng viêm giúp trẻ có thể ăn uống được.

– Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch và thoáng. Bạn có thể bôi thuốc xanh methylen lên các vết loét nhằm hạn chế nhiễm trùng

– Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách

– Bạn có thể cho bé sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa về liều lượng cũng như cách sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Phòng bệnh an toàn và hiệu quả cho trẻ bằng các cách sau

Ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm. Và có thể bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nhằm giảm thiểu nguy cơ bé mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể thực hiện là:

– Rửa tay cẩn thận: Hãy chắc chắn rằng, bạn rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, cho bé đi vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thức ăn và cho bé ăn. Nếu không có xà bông và nước, bạn hãy sử dụng gel rửa tay.

Tẩy rửa nhà cửa và đồ chơi của trẻ bằng Cloramin B theo đúng hướng dẫn sử dụng.

– Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ: Tẩy rửa nhà cửa và đồ chơi của trẻ bằng Cloramin B theo đúng hướng dẫn sử dụng.

– Khử trùng các khu vực chung: Các nhà trẻ nên dùng Cloramin B để tẩy rửa sàn lớp học, đồ chơi, sân chơi của trẻ theo một lịch trình cụ thể.

– Dạy con giữ vệ sinh sạch sẽ: Nếu trẻ đã lớn, bạn hãy dạy trẻ cách biết giữ vệ sinh cá nhân, không mút tay hay ngậm bất kỳ vật gì, dạy trẻ biết che miệng đúng cách khi ho hay hắt hơi… Ngoài ra, đừng quên dạy trẻ giữ vệ sinh nơi công cộng. Và hạn chế đụng vào các đồ vật nơi công cộng.

– Cô lập trẻ bị bệnh hay người chăm sóc trẻ: Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, trẻ bị bệnh và người chăm sóc trẻ cần tránh xa mọi người. Đặc biệt là trẻ nhỏ nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *