Trẻ tức giận
Gia Đình Lối Sống

Bí quyết giúp cha mẹ giải toả cơn tức giận của trẻ một cách khéo léo

Trẻ con thường dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài một cách chân thực nhất. Khi tức giận, trẻ cũng thể hiện thái độ khó chịu của mình thông qua việc tỏ ra cáu giận, la hét hoặc thậm chí là khóc rống. Trong những trường hợp như thế, bố mẹ  sẽ cảm thấy mệt mỏi và dễ dàng tức giận ngược lại với trẻ. Đôi khi không kiềm chế được cơn giận, bố mẹ có thể giải quyết vấn đề theo xu hướng bạo lực. Đây là điều không nên bởi đôi khi nó có thể gây ra những phản ứng ngược, khiến vấn đề trở nên căng thẳng và phức tạp hơn. Cơn giận dữ, bướng bỉnh của trẻ có thể dễ dàng hoá giải nếu bạn nắm được những bí quyết vô cùng hữu hiệu được đề cập trong bài viết sau đây.

Không la hét hoặc đánh mắng trẻ

Khi la hét hoặc đánh trẻ, bạn đã làm ảnh hưởng tiêu cực về tinh thần hoặc thể chất của con. Đồng thời, điều này còn vô tình dạy cho con rằng làm tổn thương người khác là điều bình thường. Nếu như trẻ ương bướng, chúng sẽ có phản ứng ngược lại là hét trả lại bạn. Đến lúc đó, mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn.

La hét hoặc đánh mắng khi trẻ tức giận có thể gây ra những phản ứng tiêu cực

Dù bạn đang có bực tức thế nào đi chăng nữa, hãy luôn giữ bình tĩnh trước thái độ của con, nhẹ nhàng và chia sẻ cùng con. Điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn, nguôi ngoai đi cơn giận.

Lắng nghe và giải bày cùng con

Lắng nghe giúp bạn biết tại sao trẻ lại tức giận? Khi trẻ không được cha mẹ lắng nghe, quan tâm, chúng sẽ càng tỏ ra khó chịu và ngang ngược. Bạn hãy làm bạn cùng con, hãy nhìn nhận sự việc theo góc nhìn của con. Bạn càng tỏ ra thấu hiểu thì con bạn càng dễ dàng tự xem lại hành động của bản thân. Sau đó, chúng sẽ thật sự biết hối lỗi.

Để cho trẻ giải toả cảm xúc của mình

Nếu con bạn đang trong tình trạng tức giận cực độ, đừng nên cố gắng dạy, lý luận hay giải thích. Vì trẻ sẽ không bao giờ lắng nghe ngay thời điểm này. Hãy để con bạn thể hiện những cảm xúc một cách tự nhiên và chân thực nhất.

Hãy nói chuyện với con sau khi trẻ giải toả cảm xúc và trở nên bình tĩnh hơn

Sau cơn giận dữ, con thường cảm thấy bất lực khi mọi chuyện không theo ý của mình. Chúng sẽ bắt đầu khóc. Khóc là cách tuyệt vời để loại bỏ những cảm xúc dư thừa. Điều này sẽ giúp con bạn bình tĩnh và giảm căng thẳng ngay lập tức.

Gần gũi con nhất có thể

Khi cơn tức giận gặp lòng yêu thương, trẻ sẽ bình tĩnh trở lại. Các con luôn muốn cha mẹ chiều chuộng, chấp nhận yêu thương mình vô điều kiện ngay cả khi con tức giận. Trong trường hợp con phản kháng, hãy giữ khoảng cách với bé. Tuy nhiên, chỉ giữ một khoảng cách an toàn đủ cho cả mẹ và bé. Điều này sẽ giúp được sự bình tĩnh của cả hai, sau đó tiếp cận lại với con thể hiện rằng bạn cũng rất buồn khi thấy con cư xử như vậy. Con sẽ cảm động và biết điều tiết lại cảm xúc của bản thân.

Hãy gần gũi để cảm thông và chia sẻ mỗi khi trẻ tức giận

Khi trẻ tức giận, cha mẹ thường có xu hướng quát mắng nặng ngược lại con. Một số phụ huynh khác thì đẩy con ra xa khỏi bạn. Bởi họ cho rằng làm như thế sẽ khiến chúng có thể kìm nén cơn giận dữ của mình. Tuy nhiên điều đó sẽ làm cho con bạn có cảm giác “xấu” và bị cô lập. Trẻ con luôn thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn chịu khó quan sát và lắng nghe trẻ, bạn sẽ dễ dàng giải quyết được cơn tức giận của con một cách khéo léo.

Cha mẹ chính là nhà đầu tư “vĩ đại” nhất của con cái. Hãy luôn giữ bình tĩnh trước thái độ giận dữ của con và lắng nghe con chia sẻ. Vì bạn chính là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho con thêm mạnh mẽ, cứng cáp. Đây cũng là phương pháp dạy con đúng đắn và hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng. 

Nguồn: manulife.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *