Bạn có biết các huyệt vị vành tai kết nối đến tứ chi?
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Bạn có biết các huyệt vị vành tai kết nối đến tứ chi?

Đối với y học cổ truyền, trên cơ thể con người có rất nhiều huyệt vị liên kết đến chức nắng hoặt động của các bộ phận khác trên cơ thể. Có thể bạn chưa biết, ngoài bàn chân thì tai cũng là nơi có hệ thống các huyệt vị phong phú liên quan đến hoạt động của não bộ, khí huyết, hệ tiêu hóa..Do đó, việc massage tai cũng là một trong những cách góp phần giúp nâng cao trí nhớ và cải thiện sức khỏe cho bạn. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn về vị trí và công dụng của các huyệt vị vành tai, từ đó hướng dẫn những cách bấm huyệt đem lại hiệu quả cao.

Xoa tai tốt cho trí não

Theo quan niệm đông y, thường xuyên xoa tai, xoa vành tai và vuốt dái tai có tác dụng rèn luyện tâm trí, tốt cho trí não. Đồng thời cải thiện chứng sa sút trí tuệ. Lỗ tai là trung tâm của tai, các huyệt vị đối ứng với cơ quan lục phủ ngũ tạng trong cơ thể đều nằm ở khu vực này. Tức là sẽ nằm trong vùng lỗ tai. Các huyệt vị nằm ở vành tai kết nối với tứ chi. Thường xuyên xoa vuốt vành tai có thể giúp cho chân khỏe tay chắc. Xoa vuốt vành tai tứ chi khỏe mạnh, tăng cường khí huyết. Đồng thời đả thông kinh mạch, toàn thân thư giãn, dễ chịu.

Xoa tai tốt cho trí não

Vị trí vành tai ở trên cùng có hốc sâu được gọi là chụm tam giác. Đây là điểm hố xoắn trên tai tiếp giáp với điểm khởi đầu của đỉnh tai. Bộ phận này kết nối và đối ứng với hệ thống tiết niệu và sinh dục. Nơi đây hội tụ của 2 huyệt vị quan trọng là giao cảm và thần môn. Khi xoa vuốt vùng tai ở điểm này giúp bổ thận, cân bằng âm dương, điều chỉnh dây thần kinh thực vật. Điều chỉnh và ổn định chức năng bài tiết. Bởi vậy, chỉ bằng việc tự dùng các ngón tay của hai bàn tay thực hành các động tác xoa vuốt vành tai đều đặn hàng ngày cũng là sự vận động toàn thân. Có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

Công dụng các huyệt vị vành tai

– Bấm huyệt vành tai số 1: Đây là huyệt được cho là huyệt kết nối giữa lưng và vai của bạn. Bạn chỉ cần bấm vào huyệt này và giữ khoảng 60s. Như vậy sẽ giúp giải phóng căng thẳng cho vùng lưng và vai của bạn.

– Nếu bạn bấm vào điểm số 2 trên vành tai sẽ giúp làm giảm sự khó chịu trong cơ thể của bạn.

– Vùng huyệt vị số 3 trên vành tai khi bấm vào đó sẽ giúp giảm sự tê cứng khó chịu giữa các khớp xương trên cơ thể bạn.

Công dụng các huyệt vị vành tai

– Điểm huyệt số 4 trên vành tai bạn được cho là nơi kết nối giữa xoang và họng. Khi bấm vào đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu vì nó giúp giảm nghẹt mũi tắc nghẽn mũi.

– Huyệt số 5 trên tai được cho là vị trí liên kết có tác động tới hệ thống tiêu hóa. Khi bạn có những vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày có thể bấm vào vị trí này trên tai.

– Điểm số 6 trên tai sẽ giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu cho bạn. Ngoài ra nó cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Cách bấm huyệt vị tai 

– Trước hết, xát hai bàn tay vào nhau cho thật ấm rồi dùng lòng bàn tay xoa, vuốt. Miết loa tai cả hai bên theo đường tròn từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Ước chừng 10 – 20 vòng.

– Dùng ngón tay cái đặt phía sau, ngón trỏ và ngón giữa đặt phía trước. Lần lượt xoa xát nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong tất cả các ngóc ngách của tai trong 1 phút.

– Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo dái tai, day day day lại nhiều lần. Cuối cùng làm động tác kéo dái tai xuống dưới với một lực tương đối mạnh. Để toàn bộ tai bị kéo xuống dưới, miễn sao không đau là được.

– Hai bàn tay bịt chặt lỗ tai. Dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào xương chẩm sau đầu 10 lần. Tiếp đó, các ngón tay ấn chặt vào xương chẩm. Sau đó bàn tay đột nhiên mở tai ra, làm liên tục bịt, mở như vậy 10 lần.

Cách bấm huyệt vị tai 

– Dùng hai ngón tay trỏ đồng thời nút nhẹ vào hai lỗ tai. Xoay đi xoay lại 3 lần rồi đột nhiên rút ra thật nhanh, làm như vậy 10 lần.

– Cuối cùng, để cánh tay phải vòng qua đỉnh đầu rồi kéo tai trái lên trên 14 lần. Sau đó lại để cánh tay trái vòng qua đỉnh đầu rồi kéo tai phải lên trên 14 lần.

Mỗi ngày nên thực hiện tối thiểu 2 lần. Tốt nhất là vào lúc trước khi đi ngủ và khi tỉnh giấc vào buổi sáng sớm. Điều quan trọng là phải thực hành đều đặn, kiên trì. Như vậy mới mong đạt được hiệu quả đánh thức, điều hoà, nâng cao công năng của các tạng phủ. Ích thận, bổ não, cải thiện thính lực, phòng chống bệnh tật, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *