Các loại nấm thuốc góp phần cải thiện sức khỏe của bạn
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Các loại nấm thuốc góp phần cải thiện sức khỏe của bạn

Bạn có biết thế giới nấm được các chuyên gia ước tính có khoảng 1,5 triệu loài? Nhưng họ chỉ mới miêu tả được 100 nghìn loài và vẫn còn nhiều điều bí ẩn xung quanh loài thực vật này. Đối với y học cổ truyền, có một số loại nấm ngoài việc đóng vai trò là thực phẩm thì chúng còn là những vị thuốc tuyệt vời đối với sức khoẻ của con người. Trong đó bao gồm những loại nấm quen thuộc như nấm tai mèo, nấm hương,… Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nấm thuốc và các bài thuốc đông y giúp bồi bổ sức khoẻ cho cả bạn và người thân đấy.

Nấm tai mèo

Vị thuốc từ lâu đời

Mộc nhĩ, tên khác là nấm tai mèo. Nấm mọc tự nhiên ở cây gỗ mục hoặc được trồng, thu hái vào mùa hè, lúc tươi có chất mầm, dai, phơi khô trở nên cứng và giòn. Về mặt y học, nó là vị thuốc từ lâu đời. Dược liệu có vị ngọt, mát, tính bình, không độc. Theo y học hiện đại mộc nhĩ có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống xơ vữa động mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa, kháng khuẩn, ức chế một số chủng tế bào ung thư. Chú ý người bị viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên ăn mộc nhĩ.

Bài thuốc có mộc nhĩ

– Chữa băng kinh, rong huyết: Mộc nhĩ 100g, hấp chín, phơi khô. Cây cứt lợn 50g, lá ngải cứu 30g, thái nhỏ, phơi khô. Tất cả tán bột luyện với mật ong hoàn viên 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên với nước ấm.

– Thuốc bổ can thận, kiện não ích trí: Mộc nhĩ 60g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao cháy, một nửa sao khô, vừng đen sao thơm. Tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với nước sôi, uống thay trà..

Bài thuốc có mộc nhĩ

– Chữa kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, cơ thể suy nhược, ho lâu ngày: Mộc nhĩ 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

– Phòng chống bệnh tiểu đường: Mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 6-9g.

Nấm hương có tác dụng hoạt huyết

Món ăn vị thuốc

Nấm hương – món ăn, vị thuốc, được trồng và thu hái vào xuân hè. Trong y học cổ truyền, nấm hương tính bình, vị ngọt, không độc, lợi về các kinh tì, vị phế. Có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, hoạt huyết, hạ huyết áp, chống ung thư. Nấm hương là thực phẩm bổ sung vitamin D, dự phòng bệnh tật, chữa cơ thể suy nhược, bệnh tim mạch, xơ gan, viêm da…

Theo y học hiện đại, dược liệu có hàm chứa chất mỡ, chất đường, chất albumin, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng điều chỉnh sự thiếu hụt hormon trong cơ thể. Tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, thúc đẩy việc hấp thụ canxi. Ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư, phòng chống ung thư…

Bài thuốc và món ăn có nấm hương

– Trị nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên: Nấm hương 20g, táo nhân 20g, thịt gà, gia vị vừa đủ. Thịt gà ướp gia vị, đường kính, hành lá, gừng thái sợi, một chút rượu (3ml), dầu vừng, nấm hương, táo nhân, hấp cách thủy.

– Sản phụ sau đẻ thiếu sữa: Nấm hương 20g, chân giò 1 chiếc, gạo tẻ 50g. Chân giò hầm nhừ trước, sau đó cho gạo, vừng, nấm hương vào nấu thành cháo.

– Trị tiểu đường: Nấm hương 20g, mộc nhĩ 10g, nước luộc gà 200ml. Cho vào niêu đất càng tốt, thêm chút rượu, gừng, đun to lửa, hớt bọt, đun thêm 20 phút cho hành, hạt tiêu, ăn nóng.

Bài thuốc và món ăn có nấm hương

Theo tài liệu nước ngoài, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết nhờ ăn nấm hương có thể có thể triệt được bệnh ung thư ở những người mới mắc và tránh được di căn sau phẫu thuật. Ở Trung quốc người ta cho rằng dùng nấm hương có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm béo, chữa tiểu đường, suy nhược thần kinh, phòng bệnh ung thư, lao phổi, viêm gan…

Có thể chế biến nấm hương xào với dạ dày, nấm hương xào cá chép, nấm hương xào tôm là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe. Nấm hương hầm cháo dùng cho người khí hư và người bệnh ung thư sau mổ. Nấm hương kết hợp với nấm kim châm, nấu chung với đường phèn, mật ong, cô thành tinh thể đề phòng thiếu máu.

Nấm thuốc – Nấm phục linh

Phục linh thuộc họ nấm lỗ, mọc ký sinh trên rễ cây thông. Trong y học cổ truyền, phục linh là vị thuốc thông dụng có vị ngọt, nhạt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, chữa suy nhược cơ thể. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

– Chữa suy nhược cơ thể kèm tiêu chảy kéo dài: Phục linh, đẳng sâm, bạch truật mỗi thứ 10g; trần bì, bán hạ chế mỗi thứ 5g; mộc hương, sa nhân mỗi vị 4g, chích cam thảo 3g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với nước gừng hoàn viên. Ngày uống 4-8g.

Nấm thuốc - Nấm phục linh

– Chữa phù thũng, bụng trướng, chân tay nề: Phục linh bì, vỏ quýt lâu năm, vỏ quả cau, vỏ rễ dâu, vỏ gừng sống mỗi thứ 10g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

– Chữa phù ở phụ nữ có thai, sắc mặt xám, tim hồi hộp, đầy bụng: Phục linh, bạch truật, bạch thược, phụ tử chế mỗi vị 12g; sinh khương 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa nôn mửa ở phụ nữ có thai: Phục linh 10g, bán hạ chế 8g, sinh khương 3g. Sắc uống trong ngày.

Nấm thuốc – nấm trư linh

Trư linh thuộc họ nấm lỗ. Nấm được thu hoạch, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi khô. Dược liệu có vị ngọt, nhạt, không mùi, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt. Chú ý không dùng trư linh trong thời gian dài. Người có bệnh khớp và bệnh thận không được dùng.

– Chữa phù thũng, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo: Trư linh 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, trạch tả 8g, quế chi 8g. Tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g với nước ấm.

– Chữa viêm gan vàng da: Trư linh, nhân trần, chi tử, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g, xa tiền tử 20g. Sắc uống.

Nấm thuốc – Nấm lim xanh 

Thảo dược có mùi thơm nhẹ

Nấm lim xanh rừng chỉ mọc duy nhất trên rễ và thân cây nấm lim đã mục chết. Thảo dược được mô tả là nấm quả thể. Hiểu một cách đơn giản là chúng có 2 phần rõ ràng là chân nấm và mũ tán. Chân nấm ngắn, gốc dính xuống đất mùn hoặc vào gỗ lim. Thảo dược có mùi thơm nhẹ, mùi hơi tanh, khi phơi khô sẽ mùi hương rất đặc trưng. Nấm có vị đắng.

Nấm thuốc - Nấm lim xanh 

Đặc điểm nổi bật nhất của nấm lim xanh là màu sắc. Tùy thuộc vào vị trí sinh trường, cây sẽ có những màu sắc khác nhau. Nấm lim xanh và nấm linh chi mang một số đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nấm lim nhỏ hơn và có bề ngoài xù xì. Người tiêu dùng cần phải nắm được cách phân biệt dược liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Bài thuốc có nấm lim xanh

– Hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan: 35gr nấm tử chi, 35gr nấm hồng chi, 15gr cà gai leo, 10gr diệp hạ châu, 15gr cây xạ đen. Sơ chế sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước. Cho tất cả dược liệu vào đun cùng 750ml nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa, chờ khoảng 20 phút cho tới khi nước thuốc chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Kiên trì sử dụng trong thời gian 3 – 4 tháng, uống thuốc hàng ngày để thấy được hiệu quả.

– Giảm cân, làm đẹp da: 30 – 35gr nấm lim xanh màu đỏ, 15gr cỏ ngọt Đun các nguyên liệu cùng nhau với khoảng 500ml nước. Đun sôi rồi để nhỏ lửa trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Để nguội và sử dụng hàng ngày để hỗ trợ giảm cân.

Điều trị hạ huyết áp: 20 – 30gr nấm lim xanh. Rửa sạch và để ráo nấm. Đun sôi cùng 700ml nước, vặn nhỏ lửa rồi để khoảng 15 phút thì tắt bếp. Sử dụng nước thuốc trong ngày và kiên trì áp dụng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *