Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Những điều cần biết về bệnh truyền nhiễm và cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bệnh truyền nhiễm là một trong những “hung thần” gây nên nỗi sợ hãi cho mọi người. Sự nguy hiểm của nó nằm ở chỗ nó có thể dễ dàng lây lan từ người sang người, từ động vật sang người. Biểu hiện tiêu biểu và phổ biến của các bệnh truyền nhiễm là sốt và mệt mỏi. Đây là một triệu chứng hết sức chung chung, do đó nó khiến người mắc bệnh chủ quan. Thế giới đã chứng kiến biết bao trận đại dịch làm điêu đứng toàn nhân loại. Những đại dịch đó nếu không được ngăn chặn gần như có khả năng khiến nhân loại lần nữa quay lại thời nguyên thủy. Nhân thức được sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là một việc quan trọng. Các bệnh truyền nhiễm là những vấn đề sức khỏe gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Bạn có thể bị lây nhiễm các sinh vật có hại này nếu tiếp xúc với người hoặc côn trùng và động vật mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, bạn còn có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nếu tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Một số bệnh truyền nhiễm có thể kể đến là bệnh dại, ebola, HIV/AIDS, ho gà, viêm màng não. Nếu chỉ mắc bệnh truyền nhiễm nhẹ, bạn có thể cải thiện sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi và áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà. Thế nhưng, bạn có thể cần nhập viện trong những ca bệnh nặng.

Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm

mầm bệnh lây từ vật sang người

Thông thường, đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm như sau:

  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều con đường khác nhau.
  • Bệnh do vi sinh vật gây ra nên gọi đó là mầm bệnh. Thông thường mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. Tuy nhiên có một số trường hợp có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh gây nên.
  • Có thể lây bằng một đường. Nhưng cũng có thể lây bằng nhiều con đường.
  • Bệnh phát triển theo các giai đoạn. Các giai đoạn này diễn ra kế tiếp nhau.
  • Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là miễn dịch bảo vệ.

Giai đoạn phát triển của bệnh truyền nhiễm

  • Thời kỳ ủ bệnh. Đa phần người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn này. Thời kỳ ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể.
  • Thời kỳ khởi phát. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Tuy nhiên chưa nặng và rầm rộ nhất. Bệnh khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.
  • Thời kỳ toàn phát. Giai đoạn này bệnh phát triển rầm rộ nhất, đầy đủ các triệu chứng nhất và bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này.
  • Thời kỳ lui bệnh. Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh và tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi.
  • Thời kỳ hồi phục. Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần hồi phục, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Tuy nhiên cần phải được tiếp tục theo dõi bởi vì một số trường hợp tái phát.

Bệnh truyền nhiễm khá dễ lây lan. Nhưng bạn có thể vẫn có cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm

Chú ý rửa tay đúng cách

Chú ý rửa tay đúng cách

Tùy vào chủng loại và điều kiện môi trường, vi khuẩn có thể sống sót từ vài phút đến vài tháng trên rất nhiều bề mặt khác nhau. Điều này có nghĩa là vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm xuất hiện rất nhiều trên bàn phím máy tính, công tắc đèn hoặc tay nắm cửa bạn vẫn dùng. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh truyền nhiễm từ những vi khuẩn này bằng cách rửa tay.

Thói quen rửa tay tuy chỉ là hành động nhỏ nhưng có thể nhiều người vẫn chưa biết cách thực hiện sao cho đúng. Bạn nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây rồi lau khô bằng khăn giấy. Ngoài ra trong khi rửa tay, bạn nên làm đủ 6 bước do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Nếu không có sẵn nước, bạn có thể dùng gel rửa tay hoặc khăn giấy sát trùng để vệ sinh tay.

Dùng riêng các vật dụng các nhân

Vật dụng cá nhân có thể chứa nhiều các tác nhân lây lan các bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus hay nấm. Vậy nên bạn không nên dùng chung những vật cá nhân. Chẳng hạn như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, khăn tay hay đồ cắt móng tay.

Dùng tay che miệng mỗi khi ho, hắt hơi

Dùng tay che miệng mỗi khi ho, hắt hơi

Nhiều người cho rằng khi mình không ốm thì không cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Thế nhưng ở hầu hết các bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn gây bệnh đã bắt đầu phát triển từ rất lâu trước khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Bạn có thể lây lan những mầm bệnh này vào trong không khí nếu ho hoặc hắt hơi mà không che miệng. Do đó bạn có thể phòng ngừa bệnh truyền nhiễm bằng cách đơn giản này.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người cũng như để giữ phép lịch sự, bạn nên luôn che miệng khi ho và hắt hơi. Bạn hãy che miệng bằng cánh tay, tay áo hoặc khuỷu tay thay vì dùng bàn tay.

Tiêm phòng 

Hệ thống miễn dịch có khả năng “ghi nhớ” các bệnh truyền nhiễm bạn đã mắc trước đây. Khi gặp lại các vi khuẩn này, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể để giúp bạn phòng tránh bệnh.

Dù chưa mắc bệnh truyền nhiễm, bạn vẫn có thể tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể bằng cách tiêm vắc xin. Vắc xin sẽ giúp cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể nào đó. Khi thực sự gặp virus gây những bệnh này, cơ thể sẽ biết cách phòng tránh tác nhân gây bệnh tốt hơn. Bạn không nên nghĩ việc tiêm chủng chỉ dành cho trẻ em chưa có kháng thể mạnh. Thật ra, lứa tuổi nào cũng cần tiêm chủng một số loại bệnh riêng.

Ăn sạch uống sạch

Ăn sạch uống sạch để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường ăn uống thường phát sinh từ thói quen chuẩn bị thức ăn và ăn uống không vệ sinh. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm cũng phát triển nhanh hơn khi bạn để đồ ăn ở nhiệt độ phòng.

Để giữ vệ sinh khi nấu nướng, bạn nên có hai thớt riêng để cắt thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín. Hơn nữa, bạn cần giữ khu vực nấu nướng luôn sạch sẽ. Cũng như rửa trái cây và rau quả kỹ trước khi ăn. Bên cạnh đó, bạn hãy để đồ ăn vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu ăn. Việc này giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn.

Chú ý môi trường mỗi khi đi du lịch

Bạn có thể dễ dàng bị lây các bệnh truyền nhiễm khi đi du lịch nếu không cẩn thận khi ăn uống hay sinh hoạt trong chuyến đi. Khi đi du lịch đến những nơi có nguồn nước không đảm bảo, bạn hãy dùng nước đóng chai để uống và đánh răng thay vì dùng nước từ vòi. Hơn nữa, bạn chỉ nên dùng thực phẩm đã được nấu chín và trái cây đã được gọt vỏ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng đá viên. Vì đá có thể được làm từ nguồn nước không vệ sinh. Bạn cũng nên cập nhật tất cả các dịch bệnh xuất hiện ở nơi mình tới. Hãy nhớ tiêm phòng đầy đủ trước khi đi.

Chú ý quan hệ tình dục an toàn

Tình dục cũng là một đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm bạn có thể ngăn chặn. Bạn chỉ cần quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su. Bằng cách này bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các vi khuẩn hay virus gây bệnh. Theo thống kê, có tới 25% ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm.

Không cho tay vào mũi, miệng

không cho tay vào mắt, mũi, miệng

Bạn có thể vô tình khiến vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm lây lan nếu có thói quen ngậm tay hay dùng tay ngoáy mũi và dụi mắt. Nhiều vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở môi trường ấm áp, ẩm ướt bên trong mũi. Cũng như trên các bề mặt phủ chất nhầy như mắt và miệng. Cách đơn giản để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm là không chạm tay vào những khu vực này.

Bệnh có thể lây từ thú cưng

Các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người thật ra khá phổ biến. Nếu bạn đang nuôi thú cưng, hãy đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng định kỳ. Hãy chắc rằng vật nuôi của mình không mang mầm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp chất thải của thú cưng thường xuyên. Tuy nhiên, trẻ em và phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với những chất thải này.

Các loại động vật hoang cũng có thể mang các mầm bệnh khác nhau. Chẳng hạn như bệnh dại, dịch cúm gia cầm, bệnh dịch hạch và bệnh Lyme. Vậy nên bạn hãy dọn dẹp nhà thường xuyên. Cũng nên sửa lại các lỗ hổng trong nhà để tránh chuột, chim hay các loại động vật khác vào nhà.

Cập nhật nhanh, chính xác các tin tức về dịch bệnh

Bạn cần cập nhập tin tức để hiểu rõ hơn về các dịch bệnh đang xuất hiện. Điều này giúp bạn có quyết định du lịch hay sinh hoạt hợp lý hơn. Ví dụ như bạn có thể tránh du lịch tới những vùng có cúm gia cầm nếu kịp thời cập nhập tin tức về dịch cúm này. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm đang bị dịch bệnh tấn công để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Các bệnh truyền nhiễm tuy dễ lây lan và khiến bạn mệt mỏi. Nhưng nó cũng dễ bị ngăn chặn nếu bạn có ý thức bảo vệ sức khỏe. Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm thật ra chỉ là những thói quen nho nhỏ. Chẳng hạn như rửa tay đúng cách, lau dọn nơi ở thường xuyên hay quan hệ tình dục an toàn. Hãy chú ý những điều nhỏ để phòng ngừa các rủi ro sức khỏe nhé!

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *