Trong tháng 5 Việt Nam nhập siêu 2 tỷ USD
Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Việt Nam nhập siêu 2 tỷ USD trong tháng 5

Trong tháng 5, Việt Nam nhập siêu 2 tỷ USD, 4 tháng đầu năm xuất siêu 1,63 tỷ USD. Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu thương mại và xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm nay. Theo cơ quan này, sự phát triển của Covid-19 diễn ra phức tạp ở một số nơi, ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, vận tải và du lịch trong tháng Năm. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm, tải trọng của hoạt động thương mại và vận tải vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt 262 tỷ đô la Mỹ, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với 4 tháng trước, cán cân thương mại đã đảo chiều. 4 tháng xuất siêu 1,63 tỷ USD, tháng 5 nhập siêu 2 tỷ USD. Nói chung, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong 5 tháng là khoảng 369 triệu đô la Mỹ.

Tình hình xuất khẩu Việt Nam tháng 5/2021

Giá trị xuất khẩu

Về xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt hơn 130 tỷ USD, tăng gần 31%. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 33 tỷ USD, tăng gần 17%, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt gần 98 tỷ USD, tăng 36,3%.

Giá trị xuất khẩu

Trong 5 tháng đầu năm 2021 có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63,8%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 21,9 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,5 tỷ USD, tăng 26%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,9 tỷ USD, tăng 74,8%; hàng dệt may đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15%; giày dép đạt 8,5 tỷ USD, tăng 26,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3%.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong tháng 5

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021, nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 70,7 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 47,32 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 36,1% (tăng 0,6 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 9,69 tỷ USD, tăng 13,5% và chiếm 7,4% (giảm 1,1 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12% và chiếm 2,5% (giảm 0,4 điểm phần trăm).

Trong 5 tháng qua, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch 37,6 tỷ USD. Tiếp sau là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu 20,1 tỷ USD, tăng 26%. Thị trường EU đạt 16,1 tỷ USD, tăng 20,8%. Thị trường ASEAN đạt 11,5 tỷ USD, tăng 23,7%. Hàn Quốc đạt 8,9 tỷ USD, tăng 17,1%, Nhật Bản đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,7%.

Về nhập khẩu trong tháng 5/2021

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 56,4%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 131,31 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,8 tỷ USD, tăng 30,2%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,51 tỷ USD, tăng 39,9%. Về cơ cấu hàng hóa, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm gần 94% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng gần 37%. Trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải và nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm chủ yếu.

Về nhập khẩu trong tháng 5/2021

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,3 tỷ USD, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 20,9 tỷ USD, tăng 20,5%. Thị trường ASEAN đạt 18,1 tỷ USD, tăng 54,2%. Nhật Bản đạt 8,9 tỷ USD, tăng 14,8%. Thị trường EU đạt 6,7 tỷ USD, tăng 16,8% và Hoa Kỳ đạt 6,4 tỷ USD, tăng 6,8%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2021

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2021 nhập siêu 2 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021 nhập siêu 369 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,74 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,37 tỷ USD.

Về thương mại trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 393.600 tỷ đồng. Giảm 3,1% so với tháng trước và giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,27%.

Giải pháp của Bộ Công Thương

Trong báo cáo mới đây, Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định, việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều. Vhi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao. Các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm… Đây cũng đang là rào cản đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.

Giải pháp của Bộ Công Thương

Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, yêu cầu Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xuất nhập khẩu, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần cập nhật kịp thời tình hình, diễn biến dịch bệnh Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế – thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước. Đề xuất các biện pháp để duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa. Nguồn nguyên liệu, vật tư, linh kiện đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất trong nước.

Nguồn: vnexpress.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *