Công Nghệ Số Thế Giới Số

Tìm hiểu về robot Ai-Da – nàng robot có thể tự họa chân dung

Không thể phủ nhận xã hội ngày nay mà chúng ta đang sống đang ngày càng phát triển. Song hành với nó, công nghệ cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Những phát minh mới càng hiện đại và phục vụ tốt nhu cầu của con người. Nhưng nếu bạn đang nghĩ công nghệ đó là những chiếc máy rửa bát, smartphone, hay robot dọn dẹp nhà cửa,… thì bạn cũng hơi “lỗi thời” rồi nha.

Công nghệ hiện nay đã chạm đến mức trí thông minh nhân tạo có thể làm họa sĩ rồi đấy các bạn ạ! Nghẹ thuật là một trong những lĩnh vực mà xưa nay ai cũng cho rằng chỉ dành cho loài người. Bởi con người mới có cảm xúc, mới khéo léo và thả hồn vào những hình khối màu sắc được. Tuy nhiên, nàng robot Ai-Da đang làm được điều đó với những bức tranh do chính cô nàng tự vẽ.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về cô robot thông minh khéo léo này qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung về nàng họa sĩ robot Ai-Da

Ai-Da là một nghệ sĩ Android với kích thước như người thật được hỗ trợ bởi AI. Đây là thuật toán máy tính bắt chước trí thông minh của con người. Cô có thể vẽ, điêu khắc, cử chỉ, chớp mắt và nói chuyện bình thường. Ai-Da được thiết kế như người phụ nữ với giọng nói dịu dàng. Không chỉ có vậy, cô ấy thậm chí còn rất đa tài. Đầu và thân của cô ấy trông giống như một con ma-nơ-canh. Và cô ấy mặc nhiều loại váy khác nhau và đội tóc giả. Mặc dù một đôi cánh tay cơ học lộ ra ngoài khiến cô ấy trở thành người máy nhìn dễ nhận diện ngay cái nhìn đầu tiên.

Tìm hiểu chung về nàng họa sĩ robot Ai-Da

Theo The Guardian, một nhóm lập trình viên, nhà robot học, chuyên gia nghệ thuật và nhà tâm lý học từ Đại học Oxford và Đại học Leeds ở Anh đã dành hai năm. Cụ thể là từ 2017 đến 2019 để phát triển robot Android này. Cô được đặt theo tên của Ada Lovelace. Đây là nhà toán học tiên phong người Anh. Người được coi là một trong những nhà lập trình máy tính đầu tiên.

Bức tranh đặt ra câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong xã hội loài người

Đây là bức chân dung tự họa bằng robot đầu tiên trên thế giới. Do một người máy có tên Ai-Da vẽ, sản phẩm độc đáo này đã được ra mắt tại một triển lãm nghệ thuật mới ở London. Tác phẩm cũng đặt ra câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong xã hội loài người. Và đưa chúng ta đối diện với một thách thức trước đây khi cho rằng, sáng tạo nghệ thuật là đặc điểm riêng của con người. Nhưng giờ đây robot Ai-Da là người chứng minh quan điểm đó là chưa đủ.

Bức tranh tự họa của robot Ai-Da

Trước đây, tác phẩm của Ai-Da vẽ bao gồm những bức tranh trừu tượng dựa trên các mô hình toán học phức tạp. Và cuộc triển lãm đầu tiên của cô đã thu về hơn 1 triệu đô la doanh thu nghệ thuật, theo Artnet. Cô ấy thậm chí còn đưa ra các buổi diễn thuyết TEDx Talk rất riêng của mình.

Nhưng giờ đây Ai-Da đã tạo ra thứ được cho là những bức chân dung tự họa đầu tiên bằng người máy. Ba trong số những bức ảnh thực hiện bởi robot này đã được trưng bày tại Bảo tàng Thiết kế London. Trong một cuộc triển lãm có tiêu đề “Ai-Da: Chân dung của robot”. Sự kiện này miễn phí cho công chúng và sẽ vẫn được trưng bày cho đến ngày 29 tháng 8.

Ý nghĩa của những bức họa được vẽ bởi nàng robot Ai-Da

Aidan Meller, chủ sở hữu phòng trưng bày nói với The Guardian. “Những hình ảnh này đằng sau nó mang ý nghĩa mất ổn định. “Chúng đặt ra câu hỏi về việc chúng ta đang đi đâu? Vai trò con người sẽ ở đâu trong ngành nghệ thuật? Khi giới robot cũng có thể dần khẳng định vị thế tương tự qua công nghệ mới”.

Những bức chân dung tự họa mới của Ai-Da là sự kết hợp của AI được cập nhật liên tục. Chúng được lập trình sẵn có và công nghệ robot tiên tiến. Đôi mắt thực sự là máy ảnh cho phép robot “nhìn” vào những gì cô ấy đang vẽ hoặc điêu khắc. Các cánh tay robot được điều khiển bởi AI. Chúng có thể tạo ra các bức chân dung thực tế. Tất cả thông qua các kỹ thuật và cách phối màu được sử dụng trong các ví dụ nghệ thuật. Điều này do các nghệ sĩ người thật tạo ra được tải lên hệ thống AI robot.

Ý nghĩa của những bức họa được vẽ bởi nàng robot Ai-Da

Thực tế, Ai-Da không nhận thức được bản thân, cảm giác hay ý thức khi vẽ. Tất cả đều được lập trình và cô ấy vẫn hoàn thành trọn vẹn. Và thành tựu mới là ví dụ cho thấy AI và robot có thể tiến xa càng sâu hơn nữa trong tương lai.

Priya Khanchandani là người đứng đầu Bảo tàng Thiết kế London. Ông nói với The Guardian về thời gian của cuộc triển lãm trong đại dịch Covid-19 cũng rất phù hợp. “Trong năm qua, tất cả chúng ta đều có mối quan hệ mật thiết với công nghệ. Vì vậy đây là thời điểm thực sự tốt để suy ngẫm về điều đó và đặt câu hỏi nghiêm túc về nó”.

Robot hút máu người để vẽ tranh có thật không?

Còn nhớ vào tháng 8/2014, giới công nghệ quốc tế xôn xao trước thiết kế robot hút máu người để vẽ tranh. Nói rõ hơn thì con robot này có đường ống dẫn máu tới cánh tay của nó. Từ đó có thể vẽ thành một bức tranh đã được cài đặt trước. Kiểu vẽ tranh kỳ lạ này được nghệ sỹ Ted Lawson sáng tạo. Mục đích của ông nhằm tôn vinh tầm quan trọng của những con robot trong cuộc sống hiện nay.

Con robot đặc biệt này có các bộ phận ống dẫn máu có đầu kim đâm thẳng vào tĩnh mạch của người họa sỹ. Máu được truyền tới cánh tay robot, hay còn gọi là đầu bút của robot. Nhờ vậy, robot vẽ những bức tranh bằng máu đã được lập trình sẵn.

Robot hút máu người để vẽ tranh có thật không?

Xem thêm: Công suất USB-C sắp tăng lên 240W có thể thay thế mọi cục sạc

Đây có thể coi là một hình thức nghệ thuật độc đáo, mới lạ. “Tôi đã sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật của tôi và mục tiêu thường là để tìm đến một cách kết hợp độc đáo giữa sản phẩm công nghệ và con người”, Ted Lawson nói.

Tuy nhiên, nhiều người lại không ủng hộ cách này vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người truyền máu khi bị mất đi lượng máu lớn cho việc vẽ tranh.

Nguồn: tgs.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *