Tìm hiểu về bệnh trĩ và những thói quen đơn giản phòng ngừa bệnh trĩ
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Tìm hiểu về bệnh trĩ và những thói quen đơn giản phòng ngừa bệnh trĩ

Hẳn bệnh trĩ là nỗi lo của rất nhiều người bởi cảm giác khó chịu và bất lợi mà nó mang lại. Ngày nay do thói quen sinh hoạt và những tác động có hại khác mà bệnh trĩ không chừa một ai. Bị trĩ sẽ khiến bạn cảm thấy đau, ngứa và thậm chí chảy máu. Tuy nhiên vì ngại hoặc chưa có hiểu biết rõ về căn bệnh này mà nhiều người phớt lờ nó. Nó không chỉ gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bạn có thể hoàn toàn kiểm soát tốt căn bệnh này nhờ các thoái quen tốt hàng ngày. Vì không quá phức tạp nên mỗi chúng ta đều nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ để có cuộc sống sinh hoạt thoải mái nhất.

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Phòng ngừa bệnh trĩ là một việc cần thiết. Bởi lẽ ngày nay, bệnh trĩ có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Trước đây bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Đó là bởi vì các mô hỗ trợ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn của bạn có thể bị suy yếu và căng ra. Điều này cũng có thể xảy ra khi bạn đang mang thai do trọng lượng của em bé gây áp lực lên vùng hậu môn.

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Theo nhiều nghiên cứu y học được thực hiện trong nước, kết quả đã cho thấy trĩ là bệnh hậu môn – trực tràng có tỷ lệ người mắc ở Việt Nam rất cao, lên đến hơn 50%, đặc biệt số bệnh nhân có chiều hướng tăng cao và ngày càng trẻ hoá. Nếu như trước đây người bị trĩ thường là người có tuổi, thì hiện tại lượng người mắc trĩ trong độ tuổi trẻ hơn đang chiếm phần đông. Một số báo cáo cho thấy độ tuổi mắc trĩ trung bình ở Việt Nam là khoảng 45 tuổi. Bệnh thường gặp ở nhóm người làm việc văn phòng, người lao động nặng nhọc thường xuyên, người phải ngồi lâu nhiều như tài xế hay đối tượng có tình trạng sức khỏe đặc biệt như phụ nữ có thai, người thường hay bị táo bón.

Tại sao lại bị trĩ

Ngồi lâu trong phòng vệ sinh dễ mắc trĩ

Bệnh trĩ có thể phát triển khi áp lực tác động lên trực tràng thường xuyên. Khi đó, cụm tĩnh mạch xung quanh hậu môn thường căng ra khiến chúng bị phồng/sưng lên. Các áp lực này có thể đến từ:

  • Cố gắng rặn khi đi ngoài
  • Ngồi lâu trong phòng vệ sinh
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
  • Bị béo phì
  • Mang thai
  • Quan hệ đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Nâng vật nặng thường xuyên

Những thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Vì vậy, để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn nên xây dựng các thói quen mới sau:

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Có lẽ bạn đã nghe không ít người nói điều này nhưng sự thật có rất nhiều người bỏ qua nó. Nếu trì hoãn việc đi vệ sinh, phân của bạn có thể trở nên cứng và khô trong ruột, khiến bạn khó đi ngoài hơn. Nếu bạn cố gắng rặn phân ra ngoài, nguy cơ mắc bệnh trĩ của bạn sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ép mình rặn khi cơ thể không cần thải ra. Những áp lực này sẽ làm căn tĩnh mạch và có thể dẫn đến bệnh trĩ, biến những búi trĩ nằm trong trực tràng sa ra ngoài thành trĩ ngoại.

Không dùng điện thoại khi đang “giải quyết”

Hãy để thời gian bạn ngồi trong phòng vệ sinh tập trung vào giải quyết những nhu cầu cần thiết, thay vì kết hợp với cả nhu cầu giải trí hay nghỉ ngơi. Nếu bạn thường xuyên mang sách/truyện vào đọc trong phòng vệ sinh hay điện thoại để lướt mạng xã hội hoặc chơi game, bạn nên ngừng thói quen này càng sớm càng tốt.

Lý do là vì khi bạn ngồi lâu trong phòng vệ sinh, bạn sẽ có xu hướng rặn và tạo áp lực xung quanh hậu môn nhiều hơn. Hơn nữa, tư thế ngồi trên bồn cầu có thể tạo thêm những áp lực không cần thiết lên các mạch máu dưới hậu môn. Cả hai yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho bạn.

Chú ý đến chế độ ăn uống

chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả là lựa chọn chế độ ăn uống thông minh để giúp phân mềm và dễ thải ra ngoài. Chất thải sẽ đạt được “độ mềm” phù hợp khi bạn ăn đúng loại thực phẩm và uống nhiều nước.

Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt/gạo nguyên cám. Bạn có thể bổ sung chất xơ qua thực phẩm chức năng. Nhưng tốt nhất là nên bắt đầu với chế độ ăn uống. Chất xơ có thể giúp bạn hạn chế táo bón, tránh chèn ép hậu môn và hình thành trĩ. Bên cạnh đó, bạn đừng quên uống nhiều nước. Khi cơ thể hấp thụ chất xơ mà không có nước, chất thải sẽ bị cứng lại.

Ngoài ra, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và tránh những thực phẩm gây kích ứng ruột. Đối với một số người, lactose trong các sản phẩm từ sữa là một chất gây kích ứng. Với những người khác, nó có thể là gluten hoặc quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

Tập thể dục thường xuyên

tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Tập thể dục đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong đó bao gồm việc cải thiện và ngăn ngừa nhiều vấn đề về đường ruột và tiêu hóa. Trong đó có bệnh trĩ. Khi bạn ít hoạt động, mọi chức năng của cơ thể đều chậm lại, kể cả ruột của bạn.

Tập thể dục thường xuyên giúp chất thải trong đường ruột được vận chuyển dễ dàng hơn. Điều này giúp tránh táo bón hay phân bị khô, cứng. Bạn có thể chọn bất kỳ hình thức hoạt động nào. Chẳng hạn như đi bộ, chạy, đạp xe, tập yoga,…  Miễn là bạn duy trì được lối sống năng động.

Tuy nhiên, nếu đang bị trĩ, bạn cần lưu ý không tập squat với tạ nặng hay các động tác làm tăng áp lực vùng bụng tương tự. Những bài tập này có thể gây hại nhiều hơn những lợi ích mà nó có thể mang lại.

Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết cách điều chỉnh lối sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Từ đó, bạn có thể chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *