Gojek Việt Nam và "cuộc chiến" dịch vụ gọi xe taxi
Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Gojek Việt Nam và “cuộc chiến” dịch vụ gọi xe taxi

Gojek Việt Nam đang phát động chiến dịch tuyển dụng nhân viên lái xe ô tô và đã có nhiều biện pháp chuẩn bị cho kế hoạch cung cấp dịch vụ xe bốn bánh GoCar cho thị trường Việt Nam. Công ty TNHH Công nghệ Go Car (Go Car Technology Company Limited) được thành lập vào ngày 09/02/2021. Công ty do ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam làm đại diện, trụ sở chính giống với trụ sở hiện tại của Gojek Việt Nam.

Công ty được đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực “vận tải hành khách đường bộ khác”, điều này cũng đồng nghĩa với việc hãng xe dịch vụ sẽ “tham chiến” trên thị trường dịch vụ taxi công nghệ ởViệt Nam. Sau một thời gian dài chờ đợi, sự ra mắt của dịch vụ GoCar sẽ giúp ứng dụng cải thiện hệ sinh thái hiện tại của Gojek Việt Nam . Một số nguồn tin cho biết GoCar sẽ triển khai chương trình thử nghiệm tại TP.HCM trong vài tuần tới.

Tham vọng lớn của Gojek Việt Nam

Theo nhiều nguồn tin, Gojek Việt Nam đang có chiến dịch tuyển tài xế ô tô. Và có nhiều động thái chuẩn bị cho kế hoạch cung cấp dịch vụ xe bốn bánh GoCar ra thị trường Việt. Gojek tính toán gì khi quyết định tham gia vào thị trường taxi công nghệ tại Việt Nam? Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam, cho biết Việt Nam là thị trường lớn. Có tốc độ phát triển nhanh nhất nhì Đông Nam Á. Và trong bối cảnh dịch Covid-19, cơ hội dành cho nền kinh tế số của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng đang mở rộng hơn bao giờ hết.

Tham vọng lớn của Gojek Việt Nam

Ông Đức dẫn báo cáo của Google và Temasek để chứng minh thêm về tiềm năng của thị trường. Năm 2020, cứ 3 người dân thì có một người mới lần đầu tiên sử dụng các dịch vụ số kể từ khi có Covid-19. Và 94% những người mới này đều có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ số sau khi đại dịch qua đi. Nền kinh tế số Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Đây là sự phản ánh một công cuộc chuyển đổi số diện rộng trên cả nước.

“Trong lĩnh vực gọi xe ô tô công nghệ, chúng tôi cũng nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM, tỷ lệ sử dụng smartphone của người dân đều ở mức trên 60%. Trong khi tỷ lệ sử dụng dịch vụ gọi xe ô tô công nghệ rất thấp, nhất là ở Hà Nội. Vì vậy, thị trường vẫn còn cơ hội cho nhiều người chơi”. Tổng giám đốc Gojek Việt Nam khẳng định.

Gojek Việt Nam xây dựng hệ sinh thái vững mạnh

Gojek hoạt động tại thị trường Việt Nam từ tháng 8/2018, ban đầu dưới tên gọi GoViet. Từ tháng 8/2020 chính thức đổi tên thành Gojek Việt Nam. Thời gian đầu, các dịch vụ của Gojek xoay quanh chiếc xe mô tô 2 bánh. Bao gồm dịch vụ chở khách (GoRide), giao hàng (GoSend), và giao đồ ăn trực tuyến (GoFood). Ông Phùng Tuấn Đức cho biết, trong gần 3 năm qua, Gojek Việt Nam tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái vững mạnh.

Gojek Việt Nam xây dựng hệ sinh thái vững mạnh

Gojek hiện đang kết nối hơn 200.000 đối tác tài xế và hàng chục nghìn nhà hàng, quán ăn với hàng triệu khách hàng… Và phản hồi từ một lượng khách hàng cho thấy họ mong muốn Gojek triển khai dịch vụ xe 4 bánh tại thị trường Việt Nam. Do vậy, Gojek Việt Nam nhận định đã đến thời điểm phù hợp để bắt đầu triển khai dịch vụ gọi xe ô tô tại thị trường Việt.

Dịch vụ gọi xe ô tô và thanh toán không tiền mặt

Dù sớm có dự định phát triển nhiều dịch vụ khác trên thị trường Việt Nam (trong đó phải kể đến dịch vụ xe bốn bánh (GoCar) và thanh toán (GoPay)). Nhưng ứng dụng này chưa thể triển khai do nhiều biến động. Sau GoCar, rất có khả năng Gojek cũng sẽ sớm công bố dịch vụ thanh toán để hoàn thiện hệ sinh thái của mình. Hồi tháng 9/2020, Gojek đã mua lại phần cổ phần với tỉ lệ chi phối ví điện tử WePay. Vì thế, việc công bố dịch vụ cũng chỉ trong tương lai gần.

Dịch vụ gọi xe ô tô và thanh toán không tiền mặt

“Với việc xây dựng một nền móng vững mạnh, phát triển hệ sinh thái đủ lớn, chúng tôi đã sẵn sàng để mở sản phẩm, dịch vụ mới. Bắt đầu với dịch vụ gọi xe ô tô (GoCar), sau đó là thanh toán thẻ”. Tổng giám đốc của Gojek Việt Nam cho biết. Lãnh đạo Gojek Việt Nam cũng cho biết hãng sẽ triển khai dịch vụ gọi xe ô tô và thanh toán thẻ không dùng tiền mặt trong năm 2021. Dịch vụ gọi xe ô tô GoCar sẽ được triển khai ở Tp.HCM trước. Sau đó sẽ mở ra Hà Nội. Sau khi phát triển đủ mạnh, xây dựng nền móng đủ sâu ở hai thành phố lớn, Gojek sẽ mở rộng tới các thành phố khác.

Cuộc đua thị phần

Thị trường ứng dụng gọi xe là một cuộc đua đường trường vô cùng khốc liệt. Mà nếu không có tài chính dồi dào, dịch vụ đa dạng, nền tảng công nghệ ưu việt, thì sẽ bị hất tung khỏi đường đua. Dịch vụ gọi xe 4 bánh đã được Grab và Be triển khai từ trước. Cả 3 startup này đều bắt đầu từ dịch vụ gọi xe. Sau đó dần mở rộng sang nhiều dịch vụ khác. Điển hình như giao hàng và thanh toán không tiền mặt.

Cuộc đua thị phần

Tháng 4 vừa qua, Grab công bố sẽ IPO thông qua thỏa thuận sáp nhập với một SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) có tên Altimeter Growth. Do hãng Altimeter Capital Management ở Thung lũng Silicon hậu thuẫn. Grab đặt mục tiêu huy động hơn 4 tỉ USD, qua đó đạt định giá 39,6 tỉ USD. Điều này đã gây áp lực lên Gojek trong việc đi đến thỏa thuận với hãng thương mại điện tử PT Tokopedia – 2 startup giá trị nhất của Indonesia.

Giữa tháng 12/2018, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ chào đón tân binh “Be” của Công ty CP BE Group – một công ty công nghệ trong nước. “Be” tuyên bố đi một con đường khác ngay từ khi ra mắt. Định vị mình là một công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải. Đồng thời thu chiết khấu tới 25%, ngang với chiết khấu của Grab. Với đội ngũ tài xế gồm 100.000 người. Hoạt động ở mảng gọi xe 2 bánh, 4 bánh và giao hàng, Be đặt mục tiêu liên kết taxi truyền thống ở 27 tỉnh, thành phố và có lãi trong năm 2021.

Gojek Việt Nam có chiến thắng “cuộc chiến” dịch vụ gọi xe?

Dù dịch vụ gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam chưa đầy 5 năm. Nhưng lĩnh vực gọi xe đã phát triển nhanh chóng. Hiện đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD. Giai đoạn 2015-2019, trung bình mỗi năm thị trường gọi xe ở Việt Nam tăng trưởng 57% – cao nhất ở Đông Nam Á. Năm 2020, thị trường gọi xe công nghệ đã trải qua giai đoạn rất khó khăn. Nhưng vẫn đón nhận thêm 2 tân binh là GV Taxi, viApp. Nâng tổng số ứng dụng gọi xe đang hoạt động trên thị trường lên hơn 20 ứng dụng.

Gojek Việt Nam có chiến thắng "cuộc chiến" dịch vụ gọi xe?

Cuộc chiến vẫn tiếp tục và sẽ có người rời đi trong âm thầm. Giờ đây, khi thị trường đã có sự phân hóa rõ rệt. Người ta không nhắc tới cuộc đua đốt tiền nữa. Thay vào đó vũ khí cạnh tranh tối thượng và không bao giờ lạc hậu là chất lượng dịch vụ. Sản phẩm công nghệ phải luôn tốt nhất, bắt kịp nhu cầu của thị trường. Đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Cùng với đó là những yếu tố “mềm”, là trải nghiệm mang lại cho khách hàng trên nền tảng. Điều này, Gojek cần thời gian để trả lời.

Nguồn: vneconomy.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *