Hiện nay thói quen của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thường hay dán mặt vào điện thoại một cách thường xuyên. Thậm chí là đị bộ ngoài đường, ngồi trên xe bus… họ cũng đều “cắm mặt” vào chiếc smartphone. Tình trạng này thường xuyên xảy ra hơn ở những đối tượng “nghiện’ mạng xã hội. Và sẽ ra sao, nếu như có một con mắt thứ 3 giúp cho những đối tượng này phát hiện những chướng ngại vật trên đường đi. Khi mà họ đang bận dán mắt vào chiếc điện thoại.
Ý tưởng này nghe qua có vẻ “điên rồ”. Nhưng không đó thực sự là một phát minh đến từ công nghệ khoa học. Một sinh viên ngành thiết kế công nghiệp trường Đại học Hoàng Gia LonDon đã sáng tạo nên “con mắt thứ 3”. Cho phép người dùng “nghiện” điện thoại nhận diện được những siêu khoảng cách.
Minwook Paeng người phát minh ra “Con mắt thứ ba”
Sáng tạo mới của một sinh viên ngành thiết kế công nghiệp. Đã làm thoả mãn nhiều người ‘nghiện’ điện thoại thông minh. Minwook Paeng đã nghĩ ra giải pháp giúp cuộc sống của những người này dễ thở hơn. Bạn có thể nhắn tin hay xem tin Instagram khi đi bộ mà không sợ tai nạn. Bằng cách tạo ra con mắt thứ ba dán vào trán của người dùng.
“Con mắt thứ 3” của Minwook Paeng sẽ tự động kích hoạt khi người dùng nhìn xuống điện thoại của họ. Phát hiện bất kỳ chướng ngại vật nào trên đường đi. Minwook đã phát triển thiết bị của mình với mục tiêu hướng tới tấm bằng Kỹ thuật thiết kế đổi mới tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia và Đại học Hoàng gia ở London. Con mắt robot sẽ cho phép người dùng điện thoại “nghiện” mạng xã hội đi ra ngoài. Mà không sợ đâm vào cột đèn hoặc những người khác.
Minwook nói với Dezeen: “Điện thoại thông minh đã xâm nhập vào cuộc sống hiện đại sâu sắc đến mức chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển của phono sapiens”. Thay vì cố gắng thay đổi bản chất con người. Anh nói rằng chúng ta nên chấp nhận việc điện thoại bây giờ là một phần của chúng ta. Và điều cần thực hiện là phát triển công nghệ để làm cho điều đó ít gây hại hơn.
“Con mắt thứ ba” phát hiện chướng ngại vật tránh tai nạn xấu hổ
Bên trong hộp nhựa là một loa nhỏ, một cảm biến con quay hồi chuyển và một cảm biến sóng siêu âm. Con quay hồi chuyển phát hiện chướng ngại vật khi đầu người dùng nghiêng xuống. Nó sẽ mở phần mí mắt và sóng siêu âm theo dõi khu vực phía trước người dùng. Khi phát hiện chướng ngại vật, nó sẽ cảnh báo người dùng qua chiếc loa.
Con mắt thứ ba của anh ấy sẽ quan sát các chướng ngại vật để tránh những tai nạn đáng xấu hổ. Minwook Paeng cho biết: “Thành phần màu đen của thiết bị giống như con ngươi là một cảm biến siêu âm để phát hiện khoảng cách. Khi có chướng ngại vật ở phía trước. Cảm biến siêu âm sẽ phát hiện ra và báo cho người dùng thông qua một bộ rung được kết nối”.
Anh cho biết thêm, mặc dù việc sử dụng điện thoại liên tục không chỉ khiến chúng ta có nguy cơ xảy ra va chạm trên vỉa hè. Mà còn phá hủy cấu trúc xương của chúng ta. Anh nói: “Vì sử dụng điện thoại thông minh sai tư thế nên đốt sống cổ của chúng ta bị nghiêng về phía trước gây ra “hội chứng cổ rùa”. Ngoài ra các ngón tay út mà chúng ta đặt trên điện thoại cũng sẽ bị uốn cong”.
Lời nhắc nhở khi quá phụ thuộc vào smartphone
Paeng nói rằng: Con mắt thứ ba của anh ấy là dự án đầu tiên trong một dòng dự án cố gắng hình dung thế hệ tương lai của “phono sapiens” có thể trông như thế nào. Điện thoại đã và đang thay đổi cơ thể của chúng ta. Và chúng mới chỉ tồn tại được vài thập kỷ. Vì vậy hãy tưởng tượng những gì chúng có thể làm trong một vài thế hệ.
“Khi một vài thế hệ trôi qua”, Minwook tiếp tục, “những thay đổi nhỏ này từ việc sử dụng điện thoại thông minh sẽ tích tụ và tạo ra một hình thái hoàn toàn mới của loài người”. Minwook nói rằng anh hy vọng dự án thiết kế của mình, ngay cả khi nó không thành hiện thực. Sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng những hậu quả mà chúng ta sẽ phải gánh chịu. Khi quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh. “Tôi hy vọng rằng thiết bị này có thể giúp mọi người tự suy xét lại bản thân,” anh nói.
Nguồn: khoahoc.tv